Ở lesson 1, mình đã giải thích về tính thiết yếu của việc lập kế hoạch tài chính. Trong phần này mình sẽ giải thích định nghĩa “lại” về đầu tư. Ở Việt Nam, khi nhắc đến chứng khoán người ta sẽ hay dùng từ “chơi chứng khoán”, tuy nhiên từ cách dùng từ đã sai lệch dẫn đến suy nghĩ về đầu tư cũng bị sai lệch và khiến nhiều người e ngại. Trong phần này, thông qua so sánh sự khác nhau giữa các khái niệm, hãy cùng mình định nghĩa lại toàn bộ nhé.
Point 1: Tiết kiệm (貯蔵) và đầu tư (投資)
Quản lí tài chính là quá trình tăng số tiền sỡ hữu(tài sản) một cách hiệu quả bằng cách phân bổ(quản lí) vào các khoản tiết kiệm và đầu tư.
・Tiết kiệm: Việc tích góp tài sản(tiền) thông qua việc để vào tài khoản ngân hàng hay gửi tiết kiệm. Mục đích của việc này để duy trì dòng tiền mặt hiện có.(mặt dù gửi tiết kiệm có lãi suất cũng chỉ để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, không được tính là đầu tư nhé). => Phù hợp với sử dụng cho trường hợp khẩn cấp khi cần
・Đầu tư: Việc tăng tài sản thông qua các hoạt động đầu tư(chứng khoán, trái phiếu, bất động sản,…). Tùy vào mỗi loại tài chính mà việc quy đổi sang tiền mặt sẽ tốn thời gian.
=> Phù hợp với dòng tiền nhàn rỗi mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
※Chi tiết phân chia thu chi mình sẽ giải thích kỹ ở một bài khác
Point 2: Cờ bạc (ギャンブル) và đầu tư (投資)
Ở khía cạnh đầu tư, hai khái niệm này tuy nghe có vẻ khác nhau, tuy nhiên, ranh giới giữa chúng rất mỏng manh và không ít người bị mất hết tài sản vì sự nhầm lẫn này. Hãy chú ý nhé!
・Cờ bạc: Vứt tiền vào những thứ mang tính “biến động giá cả” và không có sự đánh giá bản chất từ bản thân. Mục đích là giải trí. Giả định có người thắng và người thua,
những người tham gia sẽ cạnh tranh số tiền đặt cược trừ đi phí quản lý của ban tổ chức.
・Đầu tư: Đưa tiền dựa vào “giá trị tương lai” thông qua sự đánh giá bản chất từ bản thân. Công ty hoặc quốc gia được đầu tư huy động vốn vì mục đích tăng trưởng. Nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội, trong đó các nhà đầu tư nhận được lợi nhuận như một khoản đền bù (cho sự hỗ trợ của họ) .
Dưới đây là ví dụ: (mình sẽ để tiếng Nhật)
Ý nghĩa của việc đầu tư
Đầu tư đóng vai trò “hỗ trợ tăng trưởng kinh tế” cho toàn xã hội. Cổ phiếu(株式) và trái phiếu(債権) là đối tượng đầu tư được gọi chung là “chứng khoán” và thị trường nơi chứng khoán được giao dịch được gọi là “thị trường chứng khoán”(証券市場).
Nguồn vốn đầu tư từ các hộ gia đình không chỉ được sử dụng để tăng tài sản của chính họ mà còn trở thành nguồn vốn cho các hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán, mang lại môi trường sống thoải mái hơn, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn, một xã hội bền vững.
Thị trường sơ cấp(発行市場) và thị trường thứ cấp(流通市場)
Thị trường chứng khoán bao gồm “thị trường sơ cấp” và “thị trường thứ cấp”. Thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán mới phát hành của các tập đoàn, chính phủ, v.v. được bán lần đầu tiên cho các nhà đầu tư nói chung. Mặt khác, thị trường thứ cấp là nơi các chứng khoán đã phát hành được mua bán giữa các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán thực hiện vai trò kép của thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, đáp ứng nhu cầu của nhiều công ty, nhà đầu tư và hỗ trợ hoạt động kinh tế.
Như vậy, thông qua việc so sánh giữa các khái niệm “tiết kiệm”,”cờ bạc”,”đầu tư”, bạn đã hiểu rõ hơn về bản chất của việc đầu tư hay chưa? Ngoài ra, đầu tư không chỉ mang lợi nhuận cho bản thân mà còn giúp tăng trưởng kinh tế xã hội. Điều mấu chốt mình muốn nhấn mạnh ở đây khi đầu tư bạn phải chuẩn bị thật kỹ kiến thức và có những đánh giá của chính mình, không nên bị tin tức hay bất kỳ ai chi phối, tất cả chỉ mang tính tham khảo.
Cùng tìm hiểu tiếp theo về [Rủi ro và lợi nhuận trong đầu tư] ở bài tiếp theo nhé.
Comments